Chỉ tính riêng trong nông nghiệp, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO), trung bình lĩnh vực nông nghiệp chiếm gần 70% lư??ng n??ớc từ nguồn nước mặt hay nư??c ngầm trên toàn cầu, chủ yếu cho tưới tiêu. Bảo vệ, chia sẻ nguồn nước và sử dụng nư??c tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước đang là bài toán khó hiện nay.
Để đảm bảo vấn đề an ninh nguồn nước, bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý thì sự chủ động của các doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch sử dụng, xử lý, bảo vệ nguồn nước cũng đóng góp một phần quan trọng. Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và Công ty TNHH La Vie đã công bố kế hoạch đẩy mạnh hợp tác với các đối tác khác nhau nhằm tạo tác động tích cực hơn đến nguồn nước các địa phương.
Cụ thể, không chỉ sử dụng nư??c hiệu quả trong sản xuất và quản lý nguồn nước bền vững, Nestlé Việt Nam sẽ mở rộng hợp tác hơn nữa với nhiều đối tác như doanh nghiệp, nông dân, cộng đồng, chuyên gia, nhằm giúp tái tạo hệ sinh thái nư??c ở địa phương. Với cam kết mới, Nestlé Việt Nam sẽ vận dụng chuyên môn về lĩnh vực nư??c, đồng thời hợp tác với các chuyên gia quốc tế và đối tác để nâng cao việc tái tạo các vòng tuần hoàn nư??c tại địa phương. Đồng thời, với chương trình phát triển cà phê bền vững Nescafé Plan của Nestlé Việt Nam, thông qua kỹ thuật tưới tiêu dễ thực hành, nông dân trồng cà phê hiện có thể tiết kiệm được hơn 40% lư??ng n??ớc mà vẫn đạt được năng suất cây trồng như mong muốn.
Trong khi đó, LaVie đang hỗ trợ các doanh nghiệp khác về giải pháp chuyên môn kỹ thuật và đầu tư một số thiết bị, qua đó giúp doanh nghiệp giảm được 80% lư??ng n??ớc dùng cho hệ thống làm mát máy móc thiết bị, góp phần hạn chế việc sử dụng nư??c từ tự nhiên. LaVie cũng nghiên cứu việc mở rộng hợp tác để doanh nghiệp khác có thể tái sử dụng nguồn nước thải loại A từ các nhà máy của LaVie phục vụ một số khâu trong sản xuất công nghiệp mà doanh nghiệp đang sử dụng nư??c ngầm.
Tập đoàn Nestlé cũng đã có kế hoạch đầu tư 130 triệu USD để thực hiện hơn 100 dự án trên toàn cầu. Các dự án này được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và thách thức thực tế của từng địa phương, như hỗ trợ tái tạo rừng, tái tạo các vùng ngập nư??c tự nhiên, cải tạo hạ tầng nư??c. Mỗi dự án cũng tính toán cụ thể lư??ng n??ớc đóng góp cho cộng đồng và môi trường.
Theo Bộ TN-MT, Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu thảm họa thiên tai lớn nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và rủi ro thiên tai đang ngày càng gia tăng. Trong khi, việc bảo đảm nguồn nước, cấp nư??c an toàn đang gặp nhiều thách thức lớn: nguồn nước chủ yếu phụ thuộc vào nư??c ngoài; nguồn nước phân bố không đều theo không gian và thời gian; tác động của phát triển kinh tế - xã hội đến tài nguyên nư??c; BĐKH đã và đang tác động rất lớn đến tài nguyên nư??c...
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, vấn đề an ninh nguồn nước đang ngày càng trở nên cấp bách, gay gắt, mang tính chiến lược và mang tính toàn cầu hơn lúc nào hết, nhất là trong bối cảnh BĐKH gia tăng, nhiều mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nguồn nước chưa được cải thiện. Để đảm bảo an ninh ngồn nước trong tương lai, rất cần sự thay đổi và chung tay của tất cả cộng đồng và sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp, nhà quản lý.