Quy hoạch cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo

|

Quy hoạch cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo


Phát triển giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực để hình thành nguồn nhân lực trực tiếp có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, đòi hỏi cần nhanh chóng triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Quyết định số 73/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
 
Những dấu ấn năm 2022

Năm 2022, hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Việt Nam lấy Chiến lược Phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/12/2021 làm kim chỉ nam trong hành động. Từ đó, các cơ quan quản lý cấp vĩ mô tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản thể chế, chính sách về GDNN, tạo hành lang cho hoạt động quản lý của nhà nước cũng như hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rõ ràng, minh bạch. Các địa phương và cơ sở GDNN ban hành kế hoạch, chương trình, đề án phát triển giáo dục nghề nghiệp, tập trung làm tốt các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh… nhằm đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố căn bản của GDNN về cơ chế chính sách, nâng cao chất lượng và quy mô phát triển GDNN.

Thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong năm vừa qua, mạng lưới GDNN Việt Nam được tổ chức, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiện đại và hiệu quả. Theo thống kê của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), tính đến 31/12/2022, cả nước có 1.905 cơ sở GDNN (tăng 01 cơ sở so với năm 2021), trong đó có 410 trường cao đẳng (96 trường ngoài công lập, chiếm 23,4%), tăng 03 cơ sở so với năm 2021; 437 trường trung cấp (229 trường ngoài công lập, chiếm 52,4%), giảm 02 cơ sở so với năm 2021; 1.058 trung tâm GDNN (358 trung tâm GDNN ngoài công lập, chiếm 33,8%). Tổng số cơ sở GDNN ngoài công lập là 683 cơ sở, chiếm 35,8%, đạt mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ.

Với việc chú trọng tới hoạt động truyền thông, tư vấn, hướng nghiệp từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đến các ngày hội tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quy mô cấp tỉnh, cấp trung ương để giúp phụ huynh, người học hiểu hơn về nghề nghiệp, về ngành nghề để lựa chọn phù hợp, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã nhận được nhiều hơn sự quan tâm của học sinh, phụ huynh học sinh cũng như thu hút sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng. Năm 2022, tuyển sinh được 60 nghìn người, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch khoảng 8,3%, góp phần tăng tỷ lệ nguồn nhân lực qua đào tạo, có văn bằng chứng chỉ.

Xác định nâng cao chất lượng đào tạo là chìa khóa mở ra những bước phát triển mới, hệ thống GDNN đã tích cực, chủ động điều chỉnh chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn lao động có kỹ năng nghề, phục vụ các chương trình phục hồi kinh tế của đất nước.

Để bắt nhịp với kỷ nguyên số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong năm 2022, các cơ sở đã đổi mới tư duy, mạnh dạn đẩy mạnh triển khai các hoạt động GDNN trên môi trường số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, giảng dạy, kiểm tra, đánh giá bằng việc đưa vào vận hành phần mềm cơ sở dữ liệu GDNN, dịch vụ công trực tuyến; xây dựng nền tảng học tập trực tuyến… Điều này đã thay đổi tích cực cách quản lý hoạt động GDNN, cách dạy của giáo viên, cách học, cách thực hành kỹ năng nghề của học sinh, sinh viên tại các cơ sở GDNN từ môi trường truyền thống lên môi trường số và mở thêm cơ hội ti???p c???n giáo dục nghề nghiệp. Từ đó tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
 
 
Nhằm nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế, các cơ sở GDNN tăng cường gắn kết với cộng đồng doanh nghiệp, đào tạo theo“đơn đặt hàng”, nhờ đó sinh viên nhanh chóng có được cơ hội việc làm trước và ngay khi tốt nghiệp. Ngược lại, các cơ sở GDNN cũng nhận được sự đầu tư của doanh nghiệp để có thêm nguồn lực, cơ hội tiếp nhận trang thiết bị đào tạo mới, công nghệ mới, từ đó tăng cơ hội cho học sinh, sinh viên ti???p c???n với thực tế sản xuất sản phẩm.

Hướng đến mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% đặt ra tại Chương trình hỗ trợ và phát triển thị trường lao động đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định số 176/ QĐ-TTg ngày 05/02/2021), hệ thống GDNN đã chủ động triển khai các giải pháp phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, đa dạng, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực lao động có kỹ năng nghề, phục vụ các chương trình phục hồi kinh tế của đất nước. Cụ thể là việc triển khai các chương trình đào tạo hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, theo báo cáo của các địa phương, đến nay đã có gần 500 doanh nghiệp có nhu cầu và đề nghị được hướng dẫn về thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động trong cả nước, trong đó 88 đơn vị đã gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, duy trì việc làm cho gần 35.000 lao động.

Nhờ có các giải pháp đồng bộ trên, hệ thống GDNN Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, ti???p c???n với thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trên thị trường lao động. Điều này thể hiện qua con số hơn 80% người tốt nghiệp đã có việc làm. Ở một số lĩnh vực, người học sau khi tốt nghiệp đã có thể đảm nhận những vị trí công việc phức tạp vốn phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện trước đây.

Bên cạnh đó, theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2021, khoảng 95% doanh nghiệp FDI cho biết chất lượng lao động đáp ứng được nhu cầu, 58% doanh nghiệp FDI đánh giá lao động là hoàn toàn và đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp FDI tin tưởng về tình hình cải thiện chất lượng lao động trong tương lai. Trên thang điểm 6, các doanh nghiệp FDI đánh giá về chất lượng giáo dục dạy nghề, với 4,4 điểm vào năm 2021, tăng 0,6 điểm so với kỳ đánh giá trước.

Đặc biệt, tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới năm 2022 phiên bản đặc biệt diễn ra từ tháng 9-11/2022, lần đầu tiên đoàn Việt Nam giành được 02 Huy chương Bạc ở hai nghề Phay CNC và Tiện CNC. Kết quả đạt được của Kỳ thi khẳng định thêm kỹ năng lao động Việt Nam tại đấu trường quốc tế.

Mặc dù vậy, GDNN hiện chưa thực sự là con đường hấp dẫn nhất với học sinh. Việc tuyển sinh còn khó khăn do các cơ sở giáo dục vẫn còn đang lạc hậu, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn thấp cùng tâm lý trọng bằng cấp. Công tác phân luồng, gắn kết giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp còn khó khăn trong khi chuyển đổi số mới chỉ bắt đầu, quy hoạch mạng còn “ngổn ngang”.

Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ dân số “vàng”, đây là thời cơ, lợi thế rất lớn với GDNN để phục vụ được yêu cầu của xã hội và nguồn nhân lực. Để hệ thống GDNN có ngày càng phát triển, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế trên. Một số giải pháp được đặt ra là: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

giáo viên trong tình hình mới; Đổi mới phương thức đào tạo tiến cùng với yêu cầu của thị trường lao động; Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong dẫn dắt đào tạo... Song giải pháp quan trọng hàng đầu là cần sớm quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDNN.

Quy hoạch để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Với mục tiêu hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tăng cường nguồn lực từ xã hội để hình thành mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bố một cách phù hợp và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động địa phương, vùng, đất nước và từng bước tham gia sâu rộng vào cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường quốc tế, ngày 10/2/2023, Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành theo Quyết định số 73/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Mục tiêu của Quy hoạch là đến năm 2025, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

Với chủ trương sắp xếp lại các cơ sở GDNN công lập hiện có và đẩy mạnh phát triển các cơ sở GDNN ngoài công lập và rà soát, trong thời gian tới sẽ giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 40% trường trung cấp công lập; nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 45%. Hoàn thành sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn cấp huyện.

Đến năm 2030, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Giảm ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, trong đó: giảm khoảng 50% trường trung cấp công lập; nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 50%.

Cơ cấu mạng lưới là một trong các nội dung phương án phát triển của Quy hoạch. Để gia tăng sức mạnh của hệ thống hướng đi trong thời gian tới là sáp nhập trường trung cấp công lập vào trường cao đẳng công lập. Với cơ sở GDNN, đến năm 2025, có 1.800 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 400 trường cao đẳng, 400 trường trung cấp, 1.000 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, có 03 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 06 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

Đến năm 2030, có 1.700 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 380 trường cao đẳng, 390 trường trung cấp, 930 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, có 06 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 12 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

Phương án phát triển của Quy hoạch đặt ra yêu cầu về loại hình sở hữu, ngành nghề, quy mô tuyển sinh đào tạo cũng như chỉ rõ phân bổ mạng lưới đến năm 2030 theo từng vùng: Trung du và miền núi Bắc bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, để GDNN Việt Nam tự tin hội nhập cùng thế giới, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2025, có 70 trường chất lượng cao, trong đó 40 trường ti???p c???n trình độ các nước ASEAN-4, có 03 trường ti???p c???n trình độ các nước phát triển trong nhóm G20. Đến năm 2030, có 90 trường chất lượng cao, trong đó 60 trường ti???p c???n trình độ các nước ASEAN-4 và 06 trường ti???p c???n trình độ các nước phát triển trong nhóm G20.

Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục diễn ra trên quy mô toàn cầu đang tạo cơ hội thuận lợi để GDNN ti???p c???n với các xu thế mới, tri thức mới, các chuẩn quốc tế, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài. Năm 2023 sẽ là năm tăng tốc của GDNN, là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045. Việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới cơ sở GDNN theo Quy hoạch đã được ban hành sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả của GDNN, nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, thực tập, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid-19, cuộc CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế./.
 
ThS. Vũ Thị Hồng Nết - ThS. Đặng Quang Cảnh
Trường Đại học Lao động - Xã hội

 
 

 

Trang cá cược Hula