Đây là kết quả được nêu ra tại Tổng điều tra kinh tế năm 2021 do Tổng cục Thống kê tiến hành được công bố mới đây.
Kết quả cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2021 do Tổng cục Thống kê tiến hành được công bố mới đây cho thấy sự tăng trưởng và chuyển động mạnh mẽ ở các loại hình doanh nghiệp, qua đó tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế của đất nước.
Kết quả cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2021 do Tổng cục Thống kê tiến hành được công bố mới đây
cho thấy sự tăng trưởng và chuyển động mạnh mẽ ở các loại hình doanh nghiệp, qua đó tiếp tục khẳng định
vai trò nòng cốt của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế của đất nước.
Tính đến thời điểm 31/12/2020, cả nước có 684,3 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, thu hút 14,7 triệu lao động làm việc trong khu v??c doanh nghiệp. So với cùng thời điểm năm 2019, số doanh nghiệp tăng 2,4%, là mức tăng trưởng thấp nhất trong cả giai đo???n 2016-2020.
Nếu tính riêng giai đo???n 2016-2019, tốc độ tăng doanh nghiệp bình quân mỗi năm đạt 9,8%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 8,1%/năm của giai đo???n 2011-2015).
Xét theo loại hình doanh nghiệp, kết quả cuộc Tổng điều tra kinh tế 2021 cho biết, số lượng doanh nghiệp và lao động làm việc trong khu v??c ngoài nhà nước và FDI tăng nhanh, ngược lại khu v??c nhà nước giảm rõ rệt.
Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2020, doanh nghiệp ngoài nhà nước tập trung nhiều doanh nghiệp và lao động nhất, với 660,1 nghìn doanh nghiệp, chiếm 96,4% tổng số doanh nghiệp cả nước, tăng 35,1% so với năm 2016; thu hút 8,6 triệu lao động, chiếm 58,6% trong tổng số lao động, tăng 0,4% so với năm 2016.
Do chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp lại của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước liên tục giảm trong giai đoạn này, tính đến 31/12/2020, tổng số doanh nghiệp nhà nước chỉ còn 1.963 doanh nghiệp, chiếm 0,3% tổng số doanh nghiệp, giảm 26,3% so với năm 2016; thu hút 1,0 triệu lao động, chiếm 6,8% lao động của toàn bộ khu v??c doanh nghiệp, giảm 21,8% so với năm 2016.
Ngoài ra, cũng trong giai đo???n 2016 – 2020, cơ cấu giữa các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng, giảm tỷ trọng khu v??c nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu v??c công nghiệp - xây dựng và khu v??c dịch vụ.
Trong đó, khu v??c dịch vụ là điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế những năm gần đây. Khu v??c này tập trung nhiều doanh nghiệp nhất, đạt 466,5 nghìn doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2020, chiếm 68,2% trong tổng số doanh nghiệp, tăng 31,7% so với năm 2016.
Tuy nhiên, mức độ thu hút lao động của khu v??c này chỉ đạt 5,2 triệu lao động, chiếm 35,1% trong tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp, tăng 10,3% so với năm 2016, thấp hơn nhiều so với khu v??c công nghiệp - xây dựng.
Khu v??c công nghiệp - xây dựng luôn đóng vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng của toàn nền kinh tế, với số lượng doanh nghiệp đạt 211,3 nghìn doanh nghiệp năm 2020, chiếm tỷ trọng 30,9%, tăng 44,4% so với năm 2016.
Đây cũng là khu v??c thu hút nhiều lao động nhất với 9,3 triệu lao động năm 2020, chiếm 63,5% tổng số lao động doanh nghiệp, tăng 2,7% so với năm 2016.
Đáng chú ý trong năm 2020, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 122% số lượng doanh nghiệp so với năm 2019. Đây là kết quả từ các cơ chế khuyến khích của Chính phủ đã thúc đẩy sự phát triển nhanh nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, năng lượng mặt trời.
Khu v??c nông, lâm nghiệp và thủy sản có số lượng doanh nghiệp năm 2020 đạt 6,5 nghìn doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 0,9%, tăng 45,1% so với năm 2016; thu hút được 208,9 nghìn lao động, chiếm 1,4% tổng số lao động trong doanh nghiệp, giảm 16,7% so với năm 2016.